Tin Mới

Bài tập yoga sau sinh – 6 tư thế hiệu quả cho mẹ





POSTED ON 

Bài tập yoga sau sinh cho mẹ để cải thiện tâm hồn và thể chất

6 bài tập yoga sau sinh dưới đây sẽ thích hợp cho mẹ với thời gian linh động. Vừa chăm con, vừa chăm cho bản thân mình! Nhưng trước tiên mẹ cần phải hiểu:
  • Sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục lại tiếp tục thức khuya dậy sớm khiến thể chất người mẹ ngày càng đi xuống
  • Cộng thêm mỗi lần nhìn vào gương thấy vóc dáng không còn như xưa, từ tận sâu trong đáy lòng mẹ khó có thể thoát khỏi nỗi buồn
  • Nếu kéo dài tình trạng này mẹ sẽ sớm trở nên kiệt sức, dẫn đến trầm cảm và các bệnh lý khác
  • Hiểu được những tâm tư trên, Icado sẽ hướng dẫn mẹ vượt qua mọi khó khăn bằng bài tập yoga sau sinh

  • Bài tập yoga sau sinh tác động đến cơ thể người mẹ như thế nào?
Sau khi hoàn tất thai kỳ, cơ thể người mẹ vẫn còn lại một số dấu vết của việc sinh nở như: khung xương chậu nở to, cơ bắp lỏng lẻo, vòng 1 và bụng chảy xệ, da nhăn nheo, giảm sức đề kháng… Đây không chỉ là vấn đề về sắc đẹp mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ cần tập luyện để:
bài tập yoga sau sinh còn giúp tâm trạng mẹ được thư giãn, tinh thần phấn chấn và giảm stress đáng kể
  • ✅ Xây dựng lại hệ xương bền vững
  • ✅Đánh bay phần mỡ thừa đáng ghét
  • ✅ Tăng tuần hoàn máu làm da sáng và căng mịn
  • ✅ Cân bằng nội tiết tố
  • ✅ Giảm cân
Ngoài ra, bài tập yoga sau sinh còn giúp tâm trạng mẹ được thư giãn, tinh thần phấn chấn và giảm stress đáng kể. Một khi mẹ khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần, mẹ sẽ có đủ sức chăm sóc, vui chơi cùng con. Đồng thời nguồn sữa cho con cũng trở nên chất lượng hơn rất nhiều.

Bài tập yoga sau sinh hiệu quả cho mẹ:

Nếu những lợi ích của việc tập yoga sau sinh đủ hấp dẫn với bạn, hãy dành ra 1 giờ mỗi ngày để lấy lại sức khỏe và vẻ tự tin vốn có của phái đẹp nhé!
Hướng dẫn: Nếu là người mới tập mẹ có thể tập riêng lẻ từng động tác. Sau khi đã quen thuộc, mẹ nên tập thành một chuỗi 6 động tác dưới đây, không cần dừng lại nghỉ ngơi sau mỗi tư thế.

– Tư thế 1: 

Đầu tiên là tư thế cái ghế, tác động vào phần thân dưới đặc biệt là đùi và vùng xương chậu. Giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn.
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
  • Bước 2: Từ từ khuỵu gối xuống sao cho đầu, gối và mũi chân thẳng hàng. Ngực mở, siết bụng lại (thở ra). Đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay. Lưu ý: tay đến thắt lưng tạo thành đường thẳng
  • Bước 3: Giữ tay ở yên vị trí, đứng thẳng gối (hít vào)
  • Bước 4: Khuỵu gối (giống bước 2). Giữ yên khoảng 10-15 giây. Khi giữ càng lâu lực tác động vào xương chậu, mông và đùi càng nhiều giúp mẹ nhanh chóng lấy lại thân hình thon gọn




Mẹo nhỏ: Nếu chưa thể giữ quá lâu, mẹ có thể đứng thẳng lên và sau đó quay lại tư thế cái ghế (lặp lại bước 3 & bước 4)
Mẹo nhỏ: Nếu chưa thể giữ quá lâu, mẹ có thể đứng thẳng lên và sau đó quay lại tư thế cái ghế (lặp lại bước 3 & bước 4)

– Tư thế 2: 

Đây còn gọi là tư thế tam giác, tác động đến cột sống, hông và bụng.
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Đứng thẳng, chân dang rộng gấp đôi vai. Hai tay dang ngang
  • Bước 2: Mở mũi chân hướng sang phải, hạ lòng bàn tay phải chạm đất ở vị trí ngang với bàn chân phải. Tay trái lúc này hướng thẳng lên trần, mắt nhìn theo tay trái




Lưu ý: Tay đặt phía trước bàn chân, không đặt phía sau. Hai tay tạo thành một đường thẳng. Hai chân thẳng, không khụy gối.
Lưu ý: Tay đặt phía trước bàn chân, không đặt phía sau. Hai tay tạo thành một đường thẳng. Hai chân thẳng, không khụy gối.

– Tư thế 3: 

Sau tư thế 2, không cần đứng dậy mà chuyển sang tư thế 3 (tư thế chiến binh 2), tác động đến cơ tay và chân, giúp chân khỏe mạnh và có lực hơn
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Chuẩn bị ở tư thế tam giác
  • Bước 2: Dồn lực về chân phải, cong gối sao cho gối và đùi tạo thành góc vuông
  • Bước 3: Nhấc tay phải lên, 2 tay dang ngang. Mắt nhìn theo tay phải. Giữ yên trong 10-15 giây




Lưu ý: luôn giữ thẳng lưng trong khi thực hiện tư thế chiến binh 2
Lưu ý: luôn giữ thẳng lưng trong khi thực hiện tư thế chiến binh 2

– Tư thế 4: 

Tư thế số 4 trong bài tập yoga sau sinh sẽ giúp các mẹ tăng sức bền, giúp tay và chân thon gọn
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Hạ 2 tay về phía 2 bên chân phải, lòng bàn tay chạm sàn
  • Bước 2: Gập người sát vào để đầu chạm chân. Giữ yên 10-15 giây




Lưu ý: Giữ thẳng 2 gối
Lưu ý: Giữ thẳng 2 gối

– Tư thế 5:

Tư thế này hỗ trợ lưu thông máu đến não, tăng cường tuần hoàn máu
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Đổ người về phía trước, dồn lực sang chân phả
  • Bước 2: Từ từ nhấc chân trái lên cao nhất có thể, hai tay vẫn chống xuống đất, có thể chống bằng ngón tay hoặc mũi tay




Lưu ý: Giữ thẳng 2 gối
Lưu ý: Giữ thẳng gối

– Tư thế 6:

Em bé ra đời đồng nghĩa với việc cân nặng mẹ giảm đáng kể, lúc này cơ thể cần thích nghi với cân nặng mới, tư thế 5 trong bài tập yoga sau sinh sẽ giúp mẹ luyện tập điều đó
Cách thực hiện:
Kết thúc chuỗi động tác bằng cách hạ chân trái xuống, đưa người về đứng thẳng. Sau đó lặp lại chuỗi động tác một lần nữa nhưng đổi bên và đổi chân. Chú ý hít thở đều để tinh thần thư giãn và tăng hiệu quả cho bài tập.
  • Bước 1: Giữ nguyên tư thế 5, từ từ nhấc tay lên và dang ngang sao cho cơ thể tạo thành hình chữ T
  • Bước 2: Cố gắng giữ thăng bằng trên chân phải trong 10-15 giây

Thời điểm nào nên bắt đầu tập yoga sau sinh?





Những lợi ích yoga mang lại khiến các mẹ luôn thắc mắc “Sau sinh bao lâu thì có thể tập yoga?”
Những lợi ích yoga mang lại khiến các mẹ luôn thắc mắc “Sau sinh bao lâu thì có thể tập yoga?”

  • Sau khi hạ sinh thiên thần nhỏ trong niềm hạnh phúc vỡ òa, mẹ chỉ có một quãng ngắn để nghỉ ngơi và ngay lập tức bước vào quá trình chăm con đầy niềm vui
  • Nhưng cũng không kém phần vất vả. Nếu mẹ sinh thường và có sức khỏe tốt thì sau sinh 2 tháng đã có thể bắt đầu tập luyện rồi đấy
  • Nếu mẹ sinh mổ thì phải ít nhất 4 tháng sau vết mổ mới lành lặn (thời gian có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người)
Vì thế, để đảm bảo quá trình tập yoga sau sinh an toàn và hiệu quả, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được thời gian tập yoga thích hợp nhất cho bản thân mình nhé.
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

[GIẢI ĐÁP] Luyện tập sai tư thế trong yoga và cách khắc phục

Luyện tập yoga sẽ mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích. Không chỉ đối với thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh khí thần. Tuy nhiên, không phải lúc nào tập yoga cũng có lợi. Nhất là bạn tập sai tư thế, động tác chẳng những không có hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược. Dẫn đến nhiều chấn thương không đáng có. Do đó, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề luyện tập sai tư thế trong yoga và cách khắc phục trong bài viết sau đây nhé!

1. Luyện tập sai tư thế
Nguyên nhân luyện tập sai tư thế trong yoga (Nguồn: https://icado.vn)

Chúng ta đều biết yoga có lợi ích to lớn thế nào đối với người tập. Tuy nhiên, đây không phải là bộ môn đơn giản mà không phải ai cũng có thể luyện. Rất nhiều người tập mới đều gặp phải khó khăn ở những buổi đầu tập. Mà nổi bật trong đó nhất đó chính là vấn đề luyện tập sai tư thế. Bởi yêu cầu bắt buộc và cao nhất của yoga phải là tập đúng và chính xác tới từng chi tiết của mỗi tư thế, động tác. Khi đó, hiệu quả mang lại mới là tốt. Nếu không, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến các nhóm cơ và các khớp xương của bạn. 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc luyện sai tư thế là do tự luyện tập. Đặc biệt là việc luyện tập tại nhà không có người hướng dẫn và giám sát. Không có người chỉnh sửa động tác dẫn đến việc không biết là mình có tập đúng hay chưa. 
Bên cạnh đó, việc tập tại các trung tâm không uy tín, kém chất lượng hoặc quá đông cũng là nguyên nhân thứ yếu dẫn đến luyện sai tư thế. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi luyện tập yoga nhé!
Vậy làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu tại dưới đây.

2. Cách khắc phục việc luyện tập yoga sai tư thế
Cách khắc phục việc luyện yoga sai tư thế (Nguồn: https://icado.vn)

Thật ra cách khắc phục cho vấn đề này cũng vô cùng đơn giản. Lời khuyên chân thành mà mình muốn gửi đến các bạn để chỉnh sửa việc luyện sai tư thế đó là hãy sắp xếp thời gian, dành ra vài buổi để đến các trung tâm uy tín để luyện tập với các chuyên gia, người hướng dẫn.
Họ là những người giúp bạn làm quen, bớt bỡ ngỡ trong quá trình luyện tập. Ngoài ra cũng kịp thời chỉnh lại tư thế cho bạn ngay nếu bạn làm sai.
Nếu bạn là người bận rộn, không sắp xếp được thời gian thì phải làm sao? Đừng quá lo lắng, bạn hãy quay lại quá trình mình luyện tập. Sau đó xem lại và so sánh với các video hướng dẫn xem bạn đã luyện tập đúng chưa. Hoặc bạn có thể gửi đến các giáo viên hướng dẫn nhờ họ xem xét và chỉnh sửa giùm mình. 
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục về việc luyện tập sai tư thế trong yoga. Sau khi đọc xong, chắc hẳn là bạn đã hình dung ra được tư thế chính xác mà mình cần phải làm. Hãy bắt đầu ngay để đạt hiệu quả cao nhất khi tập yoga nhé!

Nguồn tham khảo: https://icado.vn/tap-yoga-nhung-van-de-thuong-gap-va-cach-khac-phuc/


https://icadosport.dropmark.com/
https://flipboard.com/@icadosport
http://www.folkd.com/user/icadosport
https://getpocket.com/@icadosport
https://www.instapaper.com/p/icadosport
http://www.jodohkita.info/user/icadosport/
https://mix.com/icadosport
https://icadosport.kinja.com/
https://paper.li/~/publisher/b615546c-ea3d-4cb4-beaa-d79972341732
https://www.pearltrees.com/icadosport
https://www.scoop.it/u/icado-sport
https://slashdot.org/~icadosport
https://start.me/p/m6BKKv/icadosport
http://ttlink.com/icadosport
https://zeef.com/profile/icadosport
http://www.whitelinks.com/whitelinks/change_details.php
https://www.bibsonomy.org/user/icadosport
https://visual.ly/users/icadosport/portfolio
https://www.quora.com/profile/Icadosport
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

[CHIA SẺ] Lợi ích tư thế trồng chuối trong yoga bạn NÊN BIẾT

Yoga là bộ môn chẳng những làm cho vóc dáng trở nên mềm mại, thon thả. Mà nó còn giúp cải thiện tinh khí thần cho người tập. Với nhiều tư thế, động tác khác nhau đạo tạo nên sự đa dạng cho bộ môn này. Trong đó, không thể không kể đến tư thế trồng chuối, một động tác có hỗ trợ lớn đến sinh lý và tuần hoàn máu. Vậy trồng chuối trong yoga còn có lợi ích nào khác không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lợi ích của tư thế trồng chuối

Tư thế trồng chuối trong yoga còn có tên gọi khác là tư thế đứng trên đầu (Adho Mukha Vrksasana). Được xem là tư thế được yêu thích nhất trong mọi thời đại của bộ môn yoga. Vậy lợi ích của nó ra sao mà được nhiều người quan tâm đến thế? Hãy cùng tham khảo dưới đây để hiểu rõ:
Lợi ích tư thế trồng chuối (Nguồn: https://icado.vn)

1.1 Giúp giảm căng thẳng và lo lắng

Cortisol - là một trong các nguyên nhân gây ra căng thẳng và lo lắng. Với việc đưa đầu hướng xuống thì nó sẽ giúp cân bằng hệ thần kinh trung ương, làm cho toàn bộ cơ thể trở nên thoải mái.
Đồng thời, tư thế này còn thúc đẩy lưu lượng máu tăng và đảo ngược. Làm cho bạn trở nên tích cực hơn về quan điểm bên trong bạn.

1.2 Cải thiện sự tập trung

Thời gian đầu khi tập luyện, việc làm cho cơ thể đảo ngược lại chắc chắn sẽ làm bạn không quen. Điều này bắt buộc bạn phải tập trung hơn. Tập trung cho việc giữ thăng bằng, tập trung giữ đều nhịp thở.

1.3 Tăng tuần hoàn máu

Khi bạn đảo ngược cơ thể, chân sẽ cao hơn so với vị trí của tim. Và máu sẽ bắt đầu lưu thông như dòng thác. Đây là điều cực tốt cho thân thể của chúng ta, giúp chúng ta có một sức khỏe tốt.
Bên cạnh đó, dòng chảy ngược ở chân và vùng nội tạng còn hỗ trợ tái tạo mô. Ngoài ra, trọng lượng của các cơ quan bụng trên cơ hoành thúc đẩy thở ra sâu hơn làm tăng lượng cacbon dioxide được loại bỏ khỏi phổi.
Tăng tuần hoàn máu (Nguồn: https://icado.vn)

2. Bí quyết thực hiện trồng chuối hiệu quả

Đó chính là hãy khởi động thật kỹ trước khi tập. Có tất cả 4 bước mà bạn cần chú ý để làm tốt hơn. Bao gồm:
Bước 1: Hãy bắt đầu bằng việc làm ấm cơ thể bằng các bài tập cardio.
Bước 2: Kéo căng cổ tay.
Bước 3: Kéo các cơ cánh tay.
Bước 4: Kéo phần vai.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về lợi ích của tư thế trồng chuối trong yoga rồi phải không nào. Hãy cùng mình bắt đầu tập luyện từ bây giờ để cải thiện bản thân nhé!

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Lợi ích của việc tập yoga thiền mà không phải ai cũng biết

Yoga là bộ môn không còn xa lạ ở Việt Nam. Nó được phát triển vô cùng nhanh phóng và được mọi lứa tuổi tiếp nhận. Và trong đó, không thể không kể đến yoga thiền, một loại yoga cho hiệu quả kì diệu vô cùng. Vậy lợi ích của việc tập yoga  thiền là gì bạn có biết không? Hãy cùng mình tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

1. Yoga thiền là gì?

Nhắc đến thiền, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ có liên quan đến Phật Giáo. Tuy nhiên, nó khác hoàn toàn. Ở góc độ của yoga, thiền còn được biết đến với tên gọi Dhyana có nghĩa là dòng chảy của tâm trí. Hiểu rộng hơn, thì nó là một trạng thái tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không vướng bận gì.
Với sự kết hợp của Yoga và thiền, đã tạo ra được phương pháp nuôi dưỡng hạnh phúc, cải thiện tinh khí thần và vóc dáng cho các yogi. Khi bạn đã thiền yoga đủ lâu, bạn sẽ trở nên tràn đầy năng lượng tích giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tuổi thọ được lâu dài hơn.
Yoga thiền - phương pháp nuôi dưỡng tinh khí thần (Nguồn: https://blog.wefit.vn/)

2. Lợi ích của việc yoga thiền

Vậy lợi ích thật sự của việc kết hợp yoga và thiền là gì bạn đã hiểu rõ chưa? Hãy cùng điểm qua dưới đây để bổ sung thêm các kiến thức hữu ích nhé!

2.1 Tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ

Việc bạn tập luyện yoga thiền mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung cho suy nghĩ và hơi thở của mình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tập trung cao hơn cho các công việc khác và sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. 
Nếu bạn hay đãng trí, hay quên mọi việc và nói trước quên sau. Thì đừng chần chờ mà hãy bắt đầu lên kế hoạch tập luyện yoga thiền đi nhé. Nó sẽ giúp bạn khắc phục được tính hay quên và còn cải thiện trí thông minh, giúp bạn minh mẫn hơn.
Lợi ích to lớn của thiền yoga (Nguồn: https://icado.vn)

2.2 Giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn

Khi bạn đã thiền hàng ngày, nó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi và tiêu trừ đi những tiêu cực trong công việc. Khi nó trí não của bạn không còn buồn phiền và lo lắng. Khi đó, giấc ngủ sẽ đến với bạn dễ dàng hơn, ngon hơn và sâu hơn so với người khác. Đồng thời khi bạn thức giấc, sẽ cảm thấy thanh thản hơn, tinh thần như được gột rửa, suy nghĩ được tích cực hơn.

2.3 Tốt cho hệ tim mạch

Điều này đã được các chuyên gia Đại học Montreal chứng minh qua các thử nghiệm chịu đựng những cơn đau. Kết quả chỉ ra rằng, người có tập thiền yoga sẽ nhận ít đau đớn hơn so với người không tập.
Bên cạnh đó, thiền yoga còn giúp lưu tăng lưu lượng máu đến tim và giảm huyết áp. Đây là các yếu tố rất tốt cho tim mạch.
Qua bài viết trên, hẳn là các bạn đã nắm được các lợi ích của việc tập yoga tại nhà. Hãy bắt đầu ngay để có thân thể khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần nhé!

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020