Browsing "Older Posts"

Bài tập yoga sau sinh – 6 tư thế hiệu quả cho mẹ





POSTED ON 

Bài tập yoga sau sinh cho mẹ để cải thiện tâm hồn và thể chất

6 bài tập yoga sau sinh dưới đây sẽ thích hợp cho mẹ với thời gian linh động. Vừa chăm con, vừa chăm cho bản thân mình! Nhưng trước tiên mẹ cần phải hiểu:
  • Sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục lại tiếp tục thức khuya dậy sớm khiến thể chất người mẹ ngày càng đi xuống
  • Cộng thêm mỗi lần nhìn vào gương thấy vóc dáng không còn như xưa, từ tận sâu trong đáy lòng mẹ khó có thể thoát khỏi nỗi buồn
  • Nếu kéo dài tình trạng này mẹ sẽ sớm trở nên kiệt sức, dẫn đến trầm cảm và các bệnh lý khác
  • Hiểu được những tâm tư trên, Icado sẽ hướng dẫn mẹ vượt qua mọi khó khăn bằng bài tập yoga sau sinh

  • Bài tập yoga sau sinh tác động đến cơ thể người mẹ như thế nào?
Sau khi hoàn tất thai kỳ, cơ thể người mẹ vẫn còn lại một số dấu vết của việc sinh nở như: khung xương chậu nở to, cơ bắp lỏng lẻo, vòng 1 và bụng chảy xệ, da nhăn nheo, giảm sức đề kháng… Đây không chỉ là vấn đề về sắc đẹp mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ cần tập luyện để:
bài tập yoga sau sinh còn giúp tâm trạng mẹ được thư giãn, tinh thần phấn chấn và giảm stress đáng kể
  • ✅ Xây dựng lại hệ xương bền vững
  • ✅Đánh bay phần mỡ thừa đáng ghét
  • ✅ Tăng tuần hoàn máu làm da sáng và căng mịn
  • ✅ Cân bằng nội tiết tố
  • ✅ Giảm cân
Ngoài ra, bài tập yoga sau sinh còn giúp tâm trạng mẹ được thư giãn, tinh thần phấn chấn và giảm stress đáng kể. Một khi mẹ khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần, mẹ sẽ có đủ sức chăm sóc, vui chơi cùng con. Đồng thời nguồn sữa cho con cũng trở nên chất lượng hơn rất nhiều.

Bài tập yoga sau sinh hiệu quả cho mẹ:

Nếu những lợi ích của việc tập yoga sau sinh đủ hấp dẫn với bạn, hãy dành ra 1 giờ mỗi ngày để lấy lại sức khỏe và vẻ tự tin vốn có của phái đẹp nhé!
Hướng dẫn: Nếu là người mới tập mẹ có thể tập riêng lẻ từng động tác. Sau khi đã quen thuộc, mẹ nên tập thành một chuỗi 6 động tác dưới đây, không cần dừng lại nghỉ ngơi sau mỗi tư thế.

– Tư thế 1: 

Đầu tiên là tư thế cái ghế, tác động vào phần thân dưới đặc biệt là đùi và vùng xương chậu. Giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn.
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
  • Bước 2: Từ từ khuỵu gối xuống sao cho đầu, gối và mũi chân thẳng hàng. Ngực mở, siết bụng lại (thở ra). Đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay. Lưu ý: tay đến thắt lưng tạo thành đường thẳng
  • Bước 3: Giữ tay ở yên vị trí, đứng thẳng gối (hít vào)
  • Bước 4: Khuỵu gối (giống bước 2). Giữ yên khoảng 10-15 giây. Khi giữ càng lâu lực tác động vào xương chậu, mông và đùi càng nhiều giúp mẹ nhanh chóng lấy lại thân hình thon gọn




Mẹo nhỏ: Nếu chưa thể giữ quá lâu, mẹ có thể đứng thẳng lên và sau đó quay lại tư thế cái ghế (lặp lại bước 3 & bước 4)
Mẹo nhỏ: Nếu chưa thể giữ quá lâu, mẹ có thể đứng thẳng lên và sau đó quay lại tư thế cái ghế (lặp lại bước 3 & bước 4)

– Tư thế 2: 

Đây còn gọi là tư thế tam giác, tác động đến cột sống, hông và bụng.
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Đứng thẳng, chân dang rộng gấp đôi vai. Hai tay dang ngang
  • Bước 2: Mở mũi chân hướng sang phải, hạ lòng bàn tay phải chạm đất ở vị trí ngang với bàn chân phải. Tay trái lúc này hướng thẳng lên trần, mắt nhìn theo tay trái




Lưu ý: Tay đặt phía trước bàn chân, không đặt phía sau. Hai tay tạo thành một đường thẳng. Hai chân thẳng, không khụy gối.
Lưu ý: Tay đặt phía trước bàn chân, không đặt phía sau. Hai tay tạo thành một đường thẳng. Hai chân thẳng, không khụy gối.

– Tư thế 3: 

Sau tư thế 2, không cần đứng dậy mà chuyển sang tư thế 3 (tư thế chiến binh 2), tác động đến cơ tay và chân, giúp chân khỏe mạnh và có lực hơn
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Chuẩn bị ở tư thế tam giác
  • Bước 2: Dồn lực về chân phải, cong gối sao cho gối và đùi tạo thành góc vuông
  • Bước 3: Nhấc tay phải lên, 2 tay dang ngang. Mắt nhìn theo tay phải. Giữ yên trong 10-15 giây




Lưu ý: luôn giữ thẳng lưng trong khi thực hiện tư thế chiến binh 2
Lưu ý: luôn giữ thẳng lưng trong khi thực hiện tư thế chiến binh 2

– Tư thế 4: 

Tư thế số 4 trong bài tập yoga sau sinh sẽ giúp các mẹ tăng sức bền, giúp tay và chân thon gọn
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Hạ 2 tay về phía 2 bên chân phải, lòng bàn tay chạm sàn
  • Bước 2: Gập người sát vào để đầu chạm chân. Giữ yên 10-15 giây




Lưu ý: Giữ thẳng 2 gối
Lưu ý: Giữ thẳng 2 gối

– Tư thế 5:

Tư thế này hỗ trợ lưu thông máu đến não, tăng cường tuần hoàn máu
Cách thực hiện:
  • Bước 1: Đổ người về phía trước, dồn lực sang chân phả
  • Bước 2: Từ từ nhấc chân trái lên cao nhất có thể, hai tay vẫn chống xuống đất, có thể chống bằng ngón tay hoặc mũi tay




Lưu ý: Giữ thẳng 2 gối
Lưu ý: Giữ thẳng gối

– Tư thế 6:

Em bé ra đời đồng nghĩa với việc cân nặng mẹ giảm đáng kể, lúc này cơ thể cần thích nghi với cân nặng mới, tư thế 5 trong bài tập yoga sau sinh sẽ giúp mẹ luyện tập điều đó
Cách thực hiện:
Kết thúc chuỗi động tác bằng cách hạ chân trái xuống, đưa người về đứng thẳng. Sau đó lặp lại chuỗi động tác một lần nữa nhưng đổi bên và đổi chân. Chú ý hít thở đều để tinh thần thư giãn và tăng hiệu quả cho bài tập.
  • Bước 1: Giữ nguyên tư thế 5, từ từ nhấc tay lên và dang ngang sao cho cơ thể tạo thành hình chữ T
  • Bước 2: Cố gắng giữ thăng bằng trên chân phải trong 10-15 giây

Thời điểm nào nên bắt đầu tập yoga sau sinh?





Những lợi ích yoga mang lại khiến các mẹ luôn thắc mắc “Sau sinh bao lâu thì có thể tập yoga?”
Những lợi ích yoga mang lại khiến các mẹ luôn thắc mắc “Sau sinh bao lâu thì có thể tập yoga?”

  • Sau khi hạ sinh thiên thần nhỏ trong niềm hạnh phúc vỡ òa, mẹ chỉ có một quãng ngắn để nghỉ ngơi và ngay lập tức bước vào quá trình chăm con đầy niềm vui
  • Nhưng cũng không kém phần vất vả. Nếu mẹ sinh thường và có sức khỏe tốt thì sau sinh 2 tháng đã có thể bắt đầu tập luyện rồi đấy
  • Nếu mẹ sinh mổ thì phải ít nhất 4 tháng sau vết mổ mới lành lặn (thời gian có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người)
Vì thế, để đảm bảo quá trình tập yoga sau sinh an toàn và hiệu quả, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được thời gian tập yoga thích hợp nhất cho bản thân mình nhé.
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020